Nhiều văn nghệ sĩ ở Sóc Trăng cũng như các tỉnh thành thương tiếc khi nghe tin Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) S.ơn Lương q.ua đ.ời. Ông là nghệ sĩ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng được phong tặng danh hiệu cao quý này.
Theo đ.ánh giá của nhiều anh em văn nghệ sĩ, NSND S.ơn Lương ra đi là một m.ất mát lớn bởi ông là nhạc sĩ người Khmer Nam Bộ tài hoa, nổi tiếng với những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng truyền thống đậm dấu ấn bản sắc dân tộc và là người có nhiều tâm huyết, công phu tìm tòi sáng tạo để l.àm mới âm nhạc Khmer truyền thống.
Nghệ sĩ Nhân dân, nhạc sĩ S.ơn Lương (bí danh Chanh Sa Thea), s.inh năm 1959 tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng . Khi đến t.uổi trưởng thành, theo phong tục truyền thống của người Khmer Nam Bộ, từ năm 1973-1975, ông đi tu tại chùa Ch.ampa theo phong tục người Khmer, rồi hoàn tục về l.àm nhạc công guitare-basse và mandoline tại Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng.
NSND S.ơn Lương. Ảnh: CTV.
Năm 1978, ông theo học lớp sáng tác hệ Cao đẳng Sư phạm (Nhạc viện TPHCM). Sau khi t.ốt n.ghiệp, ông được Bộ Văn hóa điều động l.àm Đoàn Chuyên gia Văn hóa – B68 tại Campuchia với nhiệm vụ chuyên gia g.iảng dạy âm nhạc và là chuyên gia quản lý trường Nghệ thuật Trung ương Campuchia tại.
Ông từng giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, rồi Trưởng Đoàn kiêm Chỉ đạo nghệ thuật, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng và nghỉ hưu từ tháng 3/2019.
Từ năm 2009 đến nay, 3 nhiệm kỳ liên tiếp ông được b.ầu l.àm Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu s.ố Việt Nam. Trong sáng tác, ông viết nhiều thể loại âm nhạc với chất liệu xuyên suốt là âm hưởng nhạc Khmer truyền thống như ca khúc, nhạc múa, nhạc ph.im, nhạc cho sân khấu Dù kê… trong đó, nổi bật là những ca khúc Đua ghe ngo, Niềm vui trên đất nước Angkor, Phum sóc đón tin vui, Cô g.ái đồng quê…
Điều đáng ghi nhận ở ông là sự say mê tìm tòi sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm âm nhạc vừa phong phú, đa dạng về đề tài, vừa mới mẻ về t.iết tấu, giai điệu, ca từ.
Là người luôn trăn trở với những điều kể trên, với vai trò là người phụ trách Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, ông đã chỉ đạo kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại vừa phục vụ nhu cầu thưởng thức của khán g.iả khó tính, vừa góp phần duy trì bảo tồn các loại hình nghệ thuật Khmer truyền thống như Rô băm, Dù kê. Đồng thời, ông cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết để sáng tác. Nhiều bài hát được viết bằng hai thứ tiếng Khmer – Việt.
Đặc biệt, ông cũng có nhiều tác phẩm viết về Bác Hồ, được nhiều người yêu thích như Phum sóc nhớ Bác, Lời ru nhớ Bác, Nhớ ơn Bác, Lời Bác vang mãi trong tim. Những tác phẩm này đã thể hiện t.ình yêu, sự biết ơn sâu sắc của đồng bào Khmer với Bác Hồ kính yêu.
Kh.ông chỉ sáng tác âm nhạc, trong hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật, NSND S.ơn Lương còn nhiều công trình nghiên cứu văn hóa Khmer Nam Bộ có giá trị.