– Theo đó, từ giờ tới Tết Giáp Thìn sẽ có 4 ngày đẹp để bao sái bát hương, nhưng có 1 ngày được coi là đẹp nhất.
Bao sái là gì?
Bao sái được hiểu là việc thực hiện lau dọn vệ s.inh bát hương. Đây là việc quan trọng cần l.àm trước khi năm cũ khép lại, đón năm mới về. Thường sau nghi thức cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, các gia đình sắp xếp thời gian thực hiện dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương.
Mặc dù mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, thắp hương hoa quả khấn cầu tưởng nhớ gia tiên thì mọi người đều thực hiện việc dọn dẹp, lau chùi. Nhưng bao sái bàn thờ cuối năm mang ý nghĩa quan trọng hơn, rút tỉa chân hương cho án thờ khang trang, thoáng đãng. Đây cũng là một cách thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.
Ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết Giáp Thìn 2024
Thời điểm bao sái dịp cuối năm nếu có điều kiện thời gian nên lựa các ngày Thiên Xá, ngày có Trực Trừ, hoặc các ngày có Thiên Tinh t.ốt đáo tới để tiến hành.
Theo Chuyên gia phong th.ủy – Master Phùng Phương, có 4 ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết Giáp Thìn 2024, bạn có thể chọn 1 trong các ngày sau đây để thực hiện công việc:
– 30/01 DL (20 tháng Chạp);
– 02/02 DL (23 tháng Chạp);
– 06/02 DL (27 tháng Chạp);
– 08/02 DL (29 tháng Chạp);
Việc chọn ngày đẹp, có nhiều thiên tinh ch.iếu tới để tiến hành bao sái sẽ giúp thanh lọc khí trường t.ốt hơn, giúp ban thờ thêm vượng khí. Từ đó những mong cầu của quý vị cũng sẽ được kết nối mạnh mẽ hơn.
Một s.ố chuyên gia phong th.ủy khác cũng cho ngày 23 tháng Chạp (2/2/2024 dương lịch) tuy là ngày tiễn Táo Quân chầu trời, nhưng lại là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo – được cho là ngày t.ốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái ban thờ. Nếu kh.ông bao sái vào ngày 23 tháng Chạp thì có thể chọn một trong 3 ngày t.ốt còn lại trên.
Một s.ố trường hợp kh.ông thể sắp xếp thời gian để tiến hành bao sái trong những ngày này thì có thể thực hiện vào các ngày khác, nhưng hãy chọn giờ đẹp trong ngày đó để tiến hành công việc được thuận lợi, như ý.
Ngoài chọn lựa ngày t.ốt, giờ đẹp để bao sái ban thờ thì quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính hướng tới Phật thánh, Thần linh, Gia tiên. Bởi việc tâm linh cốt là ở tấm lòng thành kính, nên chú ý tuân theo quy trình, tránh những sai phạm, đại kị trong quá trình bao sái ban thờ.
Dùng nước nào để bao sái bát hương?
Rượu gừng
Rượu gừng kh.ông chỉ có tác dụng trong sức khoẻ mà còn được ứng dụng l.àm nước bao sái bàn thờ rất t.ốt. Rượu và gừng đều có tác dụng sát khuẩn, vừa l.àm sạch đồ thờ vừa mang lại mùi thơm dịu nhẹ, loại bỏ bụi bặm bám lâu ngày. Loại nước bao sái này cũng mang lại s.inh khí mới cho kh.ông gian án thờ.
Hơn nữa, rượu gừng có thể l.àm một hũ to dùng cho cả năm. Bất cứ khi nào muốn dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, gia chủ đều có thể dùng để bao sái.
Nếu như kh.ông có hũ rượu gừng ngâm từ trước, gia chủ có thể chọn vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng, lọc lấy nước trong. Sau đó, pha cùng nước ấm để dùng lau dọn án thờ.
Nước ngũ vị hương tẩy uế
Nước ngũ vị hương dùng để tẩy uế, khử mùi khác với ngũ vị hương trong nấu ăn. Nước ngũ vị hương để tẩy uế gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Loại ngũ vị hương tẩy uế này còn được biết đến với tên gọi nước cầu an, nước phú quý.
Gia chủ có thể mua lọ nước ngũ vị hương đóng chai sẵn để sử dụng hoặc mua gói thảo dược ngũ vị về đun sôi lọc nước. Gói ngũ vị mua về đun cùng khoảng 1,5 lít nước, để ấm sau đó lọc lấy phần nước trong, dùng để lau rửa bát nhang và đồ thờ cúng.
Nước ấm
Sử dụng nước ấm vào chậu sạch, giặt khăn vắt khô để lau bài vị, bát nhang và đồ thờ. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể dùng khăn cho bài vị và bát nhang riêng, khăn cho đồ thờ cúng riêng. Chậu nhỏ dùng để chứa nước ấm, khăn dùng lau dọn bàn thờ nên được cất gọn riêng. Kh.ông dùng khăn rửa m.ặt, chậu tắm để dùng trong quá trình bao sái ban thờ.
Theo: giaitri.thoibaovhnt.vn